Late Bloomers - Là "đóa hoa nở muộn" không áp lực như ta nghĩ (2024)

Chúng ta có thể vô tình lãng quên rằng thành công muộn từng là tiêu chuẩn của xã hội. Trong các thế hệ trước, việc phát triển sự nghiệp ổn định theo các nấc thang trong sự nghiệp là một điều hết sức bình thường.

Sự trỗi dậy những thiên tài trẻ xuất hiện vào thập niên 90 với áp lực từ thế hệ mới cần học nhanh, làm việc sớm và thành công vượt bậc ở tuổi đời còn trẻ. Thế hệ mới muốn mọi thứ phải nhanh hơn thế hệ trước. Giới truyền thông cũng bắt đầu tập trung vào một làn sóng mới của những người nổi tiếng trẻ tuổi, thành đạt trong nhiều lĩnh vực sáng tạo, công nghệ,… Những danh sách 30 under 30của Forbes,20 under 40của New Yorker, hay thậm chí danh sách20 most influential teenscủa tờ Time cho thấy một xã hội ám ảnh bởi hiện tượng thành công sớm như vậy.

“Late bloomers” – người phát huy được toàn bộ năng lực, tiềm năng của mình muộn hơn mong đợi. Trong cuốn sách mới nhất mang tên “Late bloomers: The Power of Patience in a World Obsessed with Early Achievement”, Rich Karlgaard – nhà xuất bản tạp chí Forbes cho rằng những “late bloomers” thường thành công sau tuổi 30, 40 và thậm chí là sau 50 tuổi.

Những “đoá hoa nở muộn” nổi tiếng mà chúng ta biết đến bao gồm J.K Rowling xuất bản bộ truyện nổi tiếng “Harry Potter” khi 32 tuổi; Giorgio Armani bắt đầu mở công ty khi ông 41 tuổi sau một thời gian dài phục vụ trong quân đội; Julia Child viết cuốn sách hướng dẫn nấu ăn khi bà 50 tuổi; và Colonel Sanders – người sáng lập thương hiệu KFC, một “đoá hoa nở muộn” đích thực thành công sau tuổi 50.

Chính vì vậy, nếu bạn chưa thành công trước khi chạm mốc 30. Chưa có nhà, có xe, chưa có thành tựu trong công việc,… hay bất kể điều gì mà bạn coi là thành công, thì những “đoá hoa nở muộn” sẽ cho bạn một ý nghĩa mới: chúng ta có thể tái tạo bản thân trong suốt hành trình cuộc sống của mình, chúng ta hoàn toàn có thể nở hoa nhiều lần trong nhiều thời điểm khác nhau, 40, 50, hay 60 tuổi.

Lời khuyên của Rich dành cho “late bloomers” chưa kịp nở hoa đó là bạn sẽ muốn thử “thay một chiếc chậu phù hợp”hơn và tạo ra một môi trường đủ tốt để giúp hoa nở rực rỡ nhất. Tuy nhiên, việc thay đổi cũng cần một kế hoạch cẩn thận và tỉ mỉ. Đổi môi trường ở đây có thể bao gồm việc dành thời gian cho một nhóm cùng chung lýtưởng, chuyển công việc mới hay chuyển nơi ở. Dưới đây là những lời khuyêncủa Rich.

Late Bloomers - Là "đóa hoa nở muộn" không áp lực như ta nghĩ (1)

Lời khuyên 1: Lường trước những rào cản có thể xảy đến

Khi thay đổi môi trường hoàn toàn mới, bạn sẽ gặp phải những rào cản không chỉ từ bên ngoài mà từ chính bên trong bạn. Thường thì đó là những rào cản tâm lý vì chúng ta rất khó rời xa môi trường quen thuộc (gia đình, bạn bè,…) và rời xa ngôi nhà của chính mình (nếu đã sở hữu một căn hộ). Nhưng để trở thành một người có tư duy độc lập, chúng ta buộc phải độc lập khỏi chính gia đình và văn hoá mà mình đã sống. Tuy nhiên, rời khỏi “môi trường tâm lý” chưa bao giờ là một điều dễ dàng.

Rào cản địa lý cũng là một vấn đề khác, bạn có thể sẽ phải chuyển địa điểm tới một nơi hoàn toàn mới để có đủ điều kiện, môi trường tốt nhất giúp bạn phát triển sự nghiệp. Bạn sẽ gặp khó khăn như việc đã ổn định nhà cửa (đã mua nhà), đã có gia đình hay sự di chuyển khó khăn giữa các thành phố, hay điều kiện thời tiết khí hậu không phù hợp với sức khoẻ.

Lời khuyên 2: Liệu bạn có thật sự muốn chuyển đổi môi trường?

Hãy tự hỏi chính mình “Liệu tôi có đang trong một trường tốt nhất để thành công?”, “Môi trường như thế nào sẽ hỗ trợ tốt nhất cho năng khiếu và lòng nhiệt thành của tôi?”.

Việc tìm kiếm một môi trường mới sẽ mất thời gian, nhưng đừng nản lòng. Mục tiêu ở đây là bạn đã tạo ra một sự thay đổi, một bước cải tiến mới cho bản thân để hướng tới một môi trường “màu mỡ” hơn giúp bạn phát huy tiềm năng tốt nhất.

Late Bloomers - Là "đóa hoa nở muộn" không áp lực như ta nghĩ (2)

Lời khuyên 3: Thực hiện từng bước chuyển đổi nhỏ

Vậy là bạn đã quyết định chuyển môi trường mới, có thể là chuyển việc mới. Bạn hãy cẩn thận khi bước sang một lĩnh vực công việc hoàn toàn mới nếu như tài chính hàng tháng của bạn đang phụ thuộc hoàn toàn vào công việc cũ.

Đặc biệt với những người sau tuổi 30, quyết định thay đổi luôn gắn liền với những ràng buộc về gia đình và tài chính, tốt nhất là bạn cần nghĩ về những công việc “tương tự”, công việc vệ tinh hoặc có liên quan tới công việc bạn đã từng làm. Ví dụ, chuyển dịch từ nhà báo sang nhân viên PR, thiết kế đồ hoạ sang thiết kế giao diện UI/UX, nhà báo sang viết sách, coach/giảng viên,…

Lời khuyên 4: Không có một chiếc chậu hoàn hảo

Bạn cũng không nên mong chờ một môi trường hoàn hảo. Để thành công, những “chiếc chậu” sẽ liên tục to lớn lên. Bạn cũng sẽ cần học tập liên tục và cứ mỗi lần “chuyển chậu”, bạn sẽ sử dụng những kinh nghiệm quý báu cho những thử thách tiếp theo.

Lợi ích thật sự của việc chuyển môi trường (bao gồm cả vật lý và tâm lý) là việc chúng ta có thể tự xác định được cuộc đời của mình thay vì để người khác làm điều đó. Những ai thật sự cam kết với thay đổi vì một tương lai tốt hơn sẽ có những trải nghiệm tuyệt vời trong cuộc sống.

Late Bloomers - Là "đóa hoa nở muộn" không áp lực như ta nghĩ (3)
Theo L’Officiel Vietnam
Bài: Dương Hương
Ảnh: Tổng hợp
Late Bloomers - Là "đóa hoa nở muộn" không áp lực như ta nghĩ (2024)
Top Articles
Latest Posts
Article information

Author: Melvina Ondricka

Last Updated:

Views: 6666

Rating: 4.8 / 5 (48 voted)

Reviews: 87% of readers found this page helpful

Author information

Name: Melvina Ondricka

Birthday: 2000-12-23

Address: Suite 382 139 Shaniqua Locks, Paulaborough, UT 90498

Phone: +636383657021

Job: Dynamic Government Specialist

Hobby: Kite flying, Watching movies, Knitting, Model building, Reading, Wood carving, Paintball

Introduction: My name is Melvina Ondricka, I am a helpful, fancy, friendly, innocent, outstanding, courageous, thoughtful person who loves writing and wants to share my knowledge and understanding with you.